17 tháng 11, 2012

RỰC SẮC DÃ QUỲ

Đến Đà Lạt vào thời gian này, chúng ta sẽ thấy Đà Lạt như khoác thêm tấm khăn choàng màu vàng rực rỡ của loài hoa dã quỳ.
Dã quỳ mọc báo hiệu mùa mưa đã dứt khi đó tiết trời của Đà Lạt khẽ chuyển mình sang mùa đông, trời se lạnh, khí trời mát mẻ khiến ai đã từng đến Đà Lạt lại chẳng muốn rời xa.
Dã quỳ là một loài hoa dại, khi vào mùa hoa nở rộ vàng rực cả triền đồi, ven đường đi tạo thêm cho Đà Lạt một vẻ đẹp thật dịu dàng hơn so với bất kỳ nơi nào khác.


 

Sự tích hoa dã quỳ
Ngày xửa ngày xưa, nơi buôn sóc nọ có chàng K'lang của núi rừng yêu tha thiết nàng H'limh của con suối.Ngày ngày chàng K'lang vào rừng săn bắt thú rừng còn nàng khéo léo dệt tấm chăn kiệu chồng (vì theo tục lệ của bộ tộc nàng con gái trước khi lấy chồng phải dệt một tấm chăn thật đẹp để mang về nhà chồng). Rồi tối tối họ lại quây quần đốt lửa và múa hát cùng dân làng trong buôn. Cuộc sống vui vẻ hạnh phúc của họ cứ trôi đi.
Đến một ngày kia khi H'limh chờ hoài đến tối mà vẫn không thấy K'lang đi săn về, nàng lo lắng từ buôn sóc nàng đi tìm K'lang, nàng cứ đi, đi mãi đi hết mười mấy con suối, mười mấy ngọn núi rồi mà không thấy người yêu của mình đâu cả. Mệt quá nàng ngủ thiếp đi trong giấc mơ nàng thấy K'lang gọi nàng và bảo nàng hãy đi thêm một con suối nữa sẽ gặp chàng ở đó. Nàng giật mình rồi đi tiếp đến cuối nguồn nàng nhìn thấy K'lang đang bị những tên hung ác của bộ tộc Lasiêng trói chặt. Nàng chạy lại ôm lấy chàng mặc cho những mũi tên, những ngọn giáo đâm vào da thịt. Mặc cho bao nhiêu đau đớn nàng vẫn quyết bảo vệ cho người yêu cho tới khi nàng bị trúng mũi tên độc cuối cùng của chàng La rihn con trai tộc trưởng Lasiêng. Vì quá hờn ghen với tình yêu của H'limh dành cho k'lang chàng đã buông lơi mũi tên hận tình. Chàng cũng không ngờ người lãnh trọn mũi tên ngiệt ngã ấy lại là H'limh - người con gái mà chàng ngày đêm thương thầm trộm nhớ mà không được đáp lại tình cảm.
Từ đó cứ mỗi độ tháng mười nơi nàng H'limh chết lại nở ra một loài hoa có màu vàng rực. Người ta thường gọi là hoa Dã Quỳ. Cây hoa Dã quỳ rất dễ mọc và mọc rất nhanh những cánh hoa màu vàng tràn đấy sức sống mãnh liệt như tình yêu chung thủy.

Dã quỳ nở rực ven đường đi
Rực rỡ khoe sắc trong nắng sớm


Rực rỡ cả sườn đồi
Như muốn níu chân kẻ ngắm nhìn

Sắc vàng khoe sắc xanh




 
  Cả bụi rực rỡ
   

Những chồi mới
Nở rực 2 bên đường đi








 
Lao xao trong gió
 
 


 
 
 
 




 


 




11 nhận xét:

  1. Vàng rực dã quỳ ! Chưa bao giờ anh thấy dã quỳ nhiều vậy em ơi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. em cũng mới gặp lần đầu luôn đó anh
      đúng là ngất ngây con gà tây luôn :)

      Xóa
  2. Đẹp quá bố su ơi ...
    Những con đường dã quỳ quá đẹp luôn ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đẹp ngây ngất luôn áh chị Gió ơi
      tháng 12 chị đi là hết quỳ rồi nhưng lúc đó Đà Lạt lại quyến rũ một cách khác, chị hén

      Xóa
  3. Đẹp quá Bố Susu ơi!
    Tấm đầu tiên vừa đẹp vừa hay hay về ý nghĩa nữa :)

    Trả lờiXóa
  4. Sắc vàng của Dã Quỳ nó hút người ta lắm!
    Năm ngoái, chị cũng đã có dịp thỏa sức ngắm Dã Quỳ vàng rực, bạt ngàn ở sân bay Liên Khương, dài về thành phố Đà Lạt, thấp thoáng bên hàng giậu nhà ai, lúng liếng cười dưới thung lũng, bừng sáng bên bờ tường...mê lắm luôn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mê thật chị hén, cái cảm giác ngắm dã quỳ thật là thích.
      cái màu vàng rực cứ cuốn hút mình.
      Chắc năm sau em lại đi nữa :)

      Xóa
  5. Ôi...hoa dã quỳ đẹp tuyệt vời Bố susu ơi !!! Màu vàng óng ả , cánh hoa thât rắn rỏi ....đẹp thật em à ! Hoa trông giống hoa hướng dương ghê em hén ? Hôm nay chị lại biết thêm một loài hoa dại nữa nè . Cảm ơn em thật nhiều nha Bố susu ơi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tận mắt chứng kiến còn thích hơn nữa đó chị :)

      Xóa
  6. Hơn nữa...hoa rất đẹp mà câu chuyên xuất xứ về loài hoa này lại vô cùng cảm động ! Một tình yêu bất hửu và sự thủy chung của người phụ nữ ....với thế hệ ngày hôm nay có được những tình yêu như thế không nhỉ ? Càng đọc thì càng thêm thấm thía ...hic..

    Trả lờiXóa

BỐ SUSU CÁM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM VÀ ĐĂNG NHẬN XÉT TRONG BLOG.

LÊN ĐẦU TRANG