4 tháng 6, 2014

ĐỨC CHA - ĐỨC GIÁM MỤC KHÁC HAY GIỐNG NHAU???

Với một người Công giáo, chúng ta sẽ được nghe nhiều về danh xưng Đức Cha - Đức Giám mục. Bố susu cũng vậy, được nghe từ nhỏ đến bây giờ nhưng vẫn thắc mắc 2 danh xưng này khác nhau như thế nào khi cùng nói về một nhân vật. Và rồi nhờ BQT trang conggiao.info cung cấp thông tin và bây giờ mọi việc đã thông suốt và Bố susu có thể tự tin giải đáp với mọi người.
Đức Cha Giuse NGÔ QUANG KIỆT nguyên Tổng Giám mục TGP.HÀ NỘI. Ảnh internet.
Đây là câu trả lời từ trang conggiao.info cung cấp cho Bố susu.
"Đức cha", "Đức Giám Mục", "Đức Hồng y", "Đức Giáo hoàng" là cách để xưng hô hay tỏ lòng tôn kính với các Giám Mục của chúng ta.
Nhân tiện khi tìm hiểu về thông tin trên, chúng ta cùng tìm hiểu về các phẩm trật trong Giáo hội Công giáo hiện nay.
Trong Giáo hội Công giáo Rôma, Giám mục là một trong ba chức thánh cơ bản về phẩm trật: Giám mục, linh mục và phó tế. 

Về phẩm trật của hàng Giáo sĩ Giáo Hội Công Giáo thì có: Phó Tế, Linh Mục, Giám Mục.

Ở hàng Phó tế thì có : Phó tế chuyển tiếp (các phó tế chuẩn bị lên linh mục), hoặc Phó tế Vĩnh viễn .
Ở hàng Linh Mục thì có thêm tước Đức ông.
Ở hàng Giám mục thì có Giám Mục, Tổng Giám Mục, Hồng Y, và Giáo Hoàng
 
Đức ông trong danh xưng Công giáo là một tước vị danh dự do Giáo hoàng ban tặng theo đề nghị của các Giám mục địa phương cho một số linh mục có công trạng trong việc phục vụ Giáo hội tại các giáo phận trên toàn thế giới. Hiện nay, theo chính sách mới của Giáo hoàng Phanxicô, tước hiệu Đức ông sẽ chỉ được ban cho linh mục triều trên 65 tuổi.

Giám mục là chức sắc được tấn phong trong một số giáo hội thuộc cộng đồng Kitô giáo, nắm giữ các vị trí quyền lực trong giáo hội. Theo đó, chức Giám mục là cao nhất và tượng trưng cho các tông đồ, trong đó giáo hoàng là tông đồ trưởng, tượng trưng cho Thánh Phêrô. Giám mục do Giáo hoàng chọn và chỉ định qua sự tư vấn của Thánh bộ Giám mục hoặc Thánh bộ Truyền giáo. Giám mục được các quyền: tấn phong chức Giám mục theo sự bổ nhiệm của Giáo hoàng, truyền chức linh mục và phó tế, chấp nhận lời khấn dòng của các tu sĩ, đồng thời có quyền ban tất cả bí tích cho giáo dân. Các Giám mục cũng là những người trực tiếp cùng với Giáo hoàng chia sẻ quyền lực của giáo hội trên toàn cầu để quản trị Giáo hội Công giáo Rôma.
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP.
Ảnh internet.
Giám mục Phó: Giám mục Phó có quyền kế vị Giám mục chính tòa đương nhiệm nếu vị này mãn nhiệm (về hưu, thuyên chuyển nhiệm vụ hoặc qua đời). Việc bổ nhiệm chức danh này nhằm mục đích bảo đảm sự liên tục trong cơ cấu lãnh đạo giáo hội.  
Giám mục Phụ tá: Giám mục Phụ tá (Auxiliary bishop) là người phụ tá cho Giám mục chính tòa của giáo phận.
Đức Cha Giuse TRẦN VĂN TOẢN, Giám mục Phụ tá GP.LONG XUYÊN là vị Giám mục mới nhất của Giáo hội Việt Nam. Ảnh internet.
Tổng Giám mục: Tổng Giám mục là vị Giám mục của một Tổng giáo phận, đây thường là giáo phận có vị trí quan trọng trong lịch sử giáo hội tại địa phương. Tổng Giám mục thường chỉ có tính danh dự và không mang thêm thẩm quyền hành xử nào khác.  Hiện nay tại Việt Nam có 3 Tổng giáo phận là Hà Nội, Huế  và TP Hồ Chí Minh.
Hồng y là một tước hiệu danh dự trong Giáo hội Công giáo Rôma do giáo hoàng phong, dành cho những người đang đảm nhận các chức vụ chủ chốt trong Giáo triều Rôma hoặc đang cai quản các giáo hội địa phương quan trọng trên khắp thế giới.
 Trang phục của Hồng y. Ảnh internet.

Hiện nay tại Việt Nam có một vị Hồng y là Đức Hồng y GioanBaotixita Phạm Minh Mẫn hiện đã nghỉ hưu. Ảnh internet.

Giáo hoàng là vị Giám mục của Giáo phận Rôma, lãnh đạo của Giáo hội Công giáo toàn thế giới. Theo quan điểm của Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng là người kế vị Thánh Phêrô - tông đồ trưởng của Chúa Giêsu. Thời gian nhiệm chức của một Giáo hoàng được gọi là "triều đại giáo hoàng" và thẩm quyền của ông đối với giáo hội thường được gọi là "quyền tông tòa" ("papacy") mà thực thể đại diện quyền lực đó gọi là Tòa Thánh (tiếng Latinh: Sancta Sedes), dựa trên truyền thống Giáo hội cho rằng đó là chiếc ngai tòa của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô khi tử đạo tại Roma. Giáo hoàng hiện tại là Giáo hoàng Phanxicô.
Giáo hoàng Phanxicô. Ảnh internet.
Giáo hoàng Phanxicô là một người rất bình dị và gần gũi với mọi người. Ảnh internet.

Như vậy trang phục của các vị Giám mục ta sẽ thấy nút, mũ và dây đai có màu tím, các vị Hồng y có màu đỏ và Đức Giáo hoàng sẽ có màu trắng.
Với một số thông tin trên hy vọng sẽ cung cấp thêm một số thông tin để bổ sung thêm những điều chúng ta còn thắc mắc.
Một lần được chụp hình chung với Đức Giám mục phụ tá.

 Bố susu
 06-2014 

12 nhận xét:

  1. Cám ơn Bố susu đã post bài này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hihihi, dzạ ko có gì ạh
      :)

      Xóa
    2. Bài này Bố susu sưu tầm rất hay, giúp cho người đọc có thêm được những kiến thức phổ thông về những tên gọi thường gặp của đạo Thiên chúa. Bồ susu nên "phát huy" thêm trong lãnh vực này.

      Tuy nhiên hình như câu hỏi ở tiêu đề của bài viết "Đức Cha - Đức Giám Mục khác hay giống nhau???" tôi thấy vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng. Tôi thử tra cứu trên quyển Từ điển Vô thần luận (Cung Kim Tiến, NXB Phương Đông-2006), thấy có giải thích. Ở đây tôi diễn giải theo cách hiểu của mình đối với tình hình VN, nhưng giữ ý chính của từ điển.

      - Đức Cha: tiếng xưng hô của tín đồ TCG đối với các vị tu hành nói chung, hoặc với các "chức sắc" nói riêng, như Giám Mục, Tổng Gíam Mục, Hồng Y, Đức Gíao Hoàng... để tỏ lòng tôn kính.

      - Đức Giám Mục: là chức vụ được tấn phong bởi Giáo hội, phụ trách một khu vực, ở VN được gọi là Giáo phận (gồm nhiều Giáo xứ), dễ hiểu hơn có thể ví như "Quận trưởng", trong quận có nhiều Phường vậy.

      Tương tự như thế Tổng Giám Mục là cấp cao hơn, phụ trách một địa phận gồm nhiếu Giáo phận (Tổng giáo phận), như TGM Hà Nội, Huế, hay TP.HCM...


      Xóa
    3. Chứ theo như trả lời từ trang conggiao.info Bố susu trích dẫn bên trên: "Đức cha", "Đức Giám Mục", "Đức Hồng y", "Đức Giáo hoàng" là cách để xưng hô hay tỏ lòng tôn kính với các Giám Mục của chúng ta. Cũng hơi khó hiểu.

      Xóa
    4. theo cháu nghĩ, chữ Đức Cha được dùng cho các vị Giám mục vì nhiều khi ta cứ nghe gọi Đức Cha hoặc Đức Giám mục nhưng chỉ nói về một vị.
      Còn các chức sắc khác đều đc gọi rõ ràng như Đức Tổng giám mục, Đức Hồng y, Đức Giáo hoàng.
      Theo như cháu được biết thì Giám Mục, Tổng Gíam Mục, Hồng Y, Đức Gíao Hoàng đều là những vị Giám mục nhưng với những chức vụ khác nhau.

      Xóa
    5. Bố susu nói có phần đúng, và xưa từ Đức Cha tôi thấy cũng còn được gọi cho Tổng Giám Mục, như hay nghe Đức Cha Bình (TGM Nguyễn Văn Bình), hay Đức Cha Khuê (TGM Trịnh Như Khuê). Tôi nghĩ sở dĩ giáo dân hay gọi như thế, vì xưa chỉ hay được biết đến Đức Giám Mục, và Đức Tổng Giám Mục, là những vị hay nghe nhắc đến, cai quản địa phận mình đang sống, còn Đức Hồng Y hay Đức Giáo Hoàng thì ở xa quá, xưa ít khi nghe nhắc đến.

      Còn Đức Giáo Hoàng là Giám Mục của Giáo phận Roma, nhưng còn chức danh Giáo Hoàng là như thế nào? Đây là chức danh do bầu từ các Hồng Y để làm nhiệm vụ đứng đầu và lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo toàn thế giới. Giám mục là được tấn phong (có thể hiểu như bổ nhiệm, như bổ nhiệm tỉnh trưởng), nhưng Gíao Hoàng là do bầu (có thể hiểu như chức vụ Tổng Thống do dân bầu ở các nước được chăng?). Như vậy ngoài chức vụ được tấn phong là Giám Mục Giáo phận Roma, thì Giáo Hoàng còn là chức vụ được bầu của người đứng đầu Giáo Hội TCG thế giới.

      Xóa
    6. Tôi nói tiếp về từ Hồng Y, Hồng Y là một "tước" do Giáo Hoàng bổ nhiệm, thông qua Hội đồng các Hồng Y, không phải là chức vụ, nên chỉ có ý nghĩa danh dự chứ không có thực quyền.

      Các Hồng Y cũng như Giáo Hoàng, đều là Giám Mục (Chức vụ - cai quản một Giáo phận), nhưng không phải Giám Mục nào cũng có thể là Hồng Y hay Giáo Hoàng. Cho nên như Bố susu nói "Giám Mục, Tổng Gíam Mục, Hồng Y, Đức Gíao Hoàng đều là những vị Giám mục nhưng với những chức vụ khác nhau." hơi khó hiều. Ta có thể nói thế này chăng "Giám Mục, Tổng Gíam Mục, Hồng Y, Đức Gíao Hoàng đều là những vị Giám mục, chức vụ của các vị ấy là Giám Mục (cai quản một Giáo phận), nhưng tùy những tên gọi như Tổng Gíam Mục, Hồng Y, hay Giáo Hoàng, họ còn làm những nhiệm vụ khác, theo như chức danh đã mang.

      Xóa
    7. Những thông tin của bác Hiệp cung cấp thật quá đầy đủ, bây giờ với những thông tin này cháu mới dám chắc là đã biết rõ hơn để giải thích với mọi người, nếu với những thông tin như bài viết thì còn hơi thiếu xót.
      Quá ngưỡng mộ bác Hiệp :)

      Xóa
    8. Ôi ôi Bố susu đừng nói như thế, hihi, tôi luôn cảm thấy mình... dốt, cho nên thích những bài khảo cứu có tính cách cung cấp kiến thức như thế này của Bố susu, nó mang đến cho ta tri thức khi ta biết suy luận và đặt ra những câu hỏi để trao đổi. Và từ những trao đổi ta sẽ dần sáng tỏ nắm vững được vấn đề.

      Hy vọng Bố susu sẽ viết nhiều về những đề tài như thế này :-)))

      Xóa
    9. khi đc trao đổi để học hỏi thêm nhiều kiến thức chắc ai cũng muốn phải ko bác Hiệp. Mơi mốt chắc cháu sẽ còn học hỏi kiên thức nhiều từ bác và mọi người nhiều lắm :)

      Xóa
  2. Bài viết rất hay vì ít nhất chị cũng được học hỏi thêm về một tôn giáo nữa . Cảm ơn em nhiều lắm Bố susu nhé !

    Trả lờiXóa

BỐ SUSU CÁM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM VÀ ĐĂNG NHẬN XÉT TRONG BLOG.

LÊN ĐẦU TRANG