19 tháng 9, 2015

HÌNH ẢNH XƯA VỀ KINH THÀNH HUẾ

Tại Việt Nam mình chỉ còn mỗi kinh thành là là gần như còn nguyên vẹn các cung điện, lăng tẩm, kiến trúc xây dựng... của triều đình nhà Nguyễn. Một số hình ảnh sưu tầm được trên intenet, BỐ SUSU xin được chia sẻ để cả nhà cùng theo dõi.
Không ảnh Hoàng Thành Huế trước năm 1947


Với những kiến trúc còn nguyên vẹn, chúng ta thấy vẽ đẹp nổi bật của điện Kiến Trung gần cuối được xây dựng thời Khải Định.
Sơ đồ chi tiết các kiến trúc trong Hoàng Thành Huế nhìn từ không ảnh.
Cửa Hiển Nhơn – Huế.
Nằm ở phía Đông của Hoàng Thành, dành cho quan lại, nam nhân ra vào Hoàng Thành. Cửa Hiển Nhơn được xây dựng vào năm 1805, dưới thời vua Gia Long. Đến thời Minh Mạng, vào năm 1833, cửa được gia công phần trang trí đắp ghép mảnh sành. Đến thời Khải Định lại được trùng tu thêm một lần nữa. Trong chiến sự năm 1968, cửa đã bị bom đạn phá huỷ hoàn toàn. Sau năm 1975, cửa được trùng tu như ngày nay.
Cửa Chương Đức – Huế.
Tọa lạc ở phía Tây của Hoàng Thành, dành cho Hoàng hậu và các nữ nhân. Cửa Chương Đức được xây dựng vào năm 1804, tuy nhiên lúc đó nó mới có cách thức đơn giản và chưa có vọng lâu. Đến năm 1811, cửa Chương Đức được cải tạo và xây thêm phần vọng lâu bên trên, cùng đợt với 2 cửa Hiển Nhơn, Hoà Bình. Năm 1826, cửa Chương Đức được tu bổ và đến năm 1830 lại được tu bổ một lần nữa nhân dịp chuẩn bị lễ Tứ tuần Đại khánh của vua Minh Mạng.
Lần cải tạo quan trọng nhất của cửa Chương Đức là vào năm 1921 thời vua Khải Định. Trong lần này, người ta đã hạ giải hoàn toàn kết cấu gỗ của tam quan cũ và xây dựng lại trên nền cũ với quy mô lớn hơn một tam quan đồ sộ 2 tầng hoàn toàn bằng gạch, vôi vữa với hình thức trang trí đắp gắn mảnh sành sứ rất tiêu biểu của phong cách thời Khải Định.

Hiển Lâm Các
Được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 thời vua Minh Mạng nằm trong khu vực miếu thờ trong hoàng thành Huế, cao 17m và là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành. Đây được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại.
Cửa Hòa Bình & Lầu Tứ Phương Vô Sự
Hòa Bình là cửa phía Bắc của Hoàng Thành, dành cho vua đi chơi. ban đầu tên là cửa Củng Thần; năm 1821, đổi tên là cửa Địa Bình; năm 1833, lại đổi tên thành cửa Hòa Bình. Ban đầu, cửa xây dựng theo kiểu tam quan - môn - lầu. Năm 1839, phần lầu bị triệt giải. Năm 1894, vua Thành Thái lại cho trùng tu. Nguyên xưa, có chiếc cầu Kim Thủy nối từ cổng băng qua hồ Nội Kim Thủy đến trước cửa Tường Loan của Tử Cấm Thành, được làm theo lối "thượng gia hạ kiều" với phần mái lợp ngói, hiện nay phần mái này không còn nữa. Cửa Hòa Bình có cấu trúc đặc biệt, hình dạng tam quan xây gạch, nhưng chỉ có một tầng, cửa có vì nóc và mái lợp ngói như một ngôi điện..
Kinh thành Phú Xuân - Huế lấy sông Hương làm dòng chảy và núi Ngự Bình làm bức bình phong
Hồ Tịnh Tâm ở Huế.
Thái Bình Lâu (太平樓)
Tọa lạc tại phía đông bắc Tử Cấm Thành trong Hoàng thành Huế (Việt Nam). Thái Bình Lâu là một tòa nhà hai tầng bằng gỗ nằm giữa một khuôn viên hình chữ nhật rộng 32m, dài 58m. Công trình được vua Khải Định ra lệnh xây dựng vào năm 1919, đến năm 1921 thì hoàn thành, để nhà vua làm chỗ nghỉ ngơi, đọc sách... Thái Bình lâu được trùng tu 1990-1991 .
Một kiến trúc đẹp ở điện Cần Chánh - Huế. Ngày nay di tích này không còn nữa .
Nơi nhà vua ngự câu trên sông Hương, theo kiến trúc kinh thành Phú Xuân, người ta lấy trục chính kinh thành thì phía trước Phu Văn Lâu bên kia sông đươc án ngữ bằng bình phong Núi Ngự Bình... Nhìn kỷ bức hình những kiến trúc ở bờ Nam sông Hương chưa được xây dựng ( Tòa Thị chính, trường Đồng Khánh, trường Quốc Học ..nơi đây chính là trại thủy sư )
 Nghi thức dựng cây nêu 

 Nghi lễ Đàn tế Nam Giao
Tượng đúc đồng hoàng đế Thành Thái ngự ngai vàng, vị vua cuối cùng của thế kỷ XIX ở Annam.
Hoàng đế Bảo Đại ngự ngai vàng (ảnh chụp vào năm 1928)
Hoàng đế Khải Định ngự ngai vàng ( ảnh chụp vào năm 1919 )
Vĩnh Thụy lên ngôi Thái Tử

Ngai vàng Triều Nguyễn ở Huế




Nguồn: facebook Nguyen Van Phuc

BỐ SUSU SƯU TẦM

11 nhận xét:

  1. Một phóng sự thật hay ! Cảm ơn em đã giới thiệu bài viết này để những người sống tha phương như chị mãi vẫn nhớ về cội nguồn của mình ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. em cũng thèm muốn, khao khát đc tìm hiểu tất tần tật về Huế dù rằng đã một lần đến Huế. Lần này là phải đi và tìm hiểu từ A đến Á mới sướng.

      Xóa
  2. Xem không ảnh hoàng thành Huế mới thấy công trình kiến trúc xưa bị mất đi nhiều quá . Phần còn lại sau nhiều lần trùng tu thành bôi bác so với ngày xưa . Ngay những cổng thành ngày xưa quá đẹp , giờ không còn nữa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. em thì ko có cơ hội đc tận mắt chứng kiến những hàng thật nó ra làm sao nhưng chỉ thấy những công trình mới trùng tu màu sắc lòe loẹt quá.

      Xóa
  3. cái này là do googlemap cung cấp hình ảnh hiện tại của kinh thành Huế
    [img]https://lh3.googleusercontent.com/-svCwMo2SskY/Vf5BvL-s0GI/AAAAAAABZ4c/zervJ5r5prE/s800-Ic42/Screenshot%2525202015-09-20%25252012.16.39.png[/img]

    Trả lờiXóa
  4. Salam ra Huế máy lần rồi buổi sáng hay chiều đứng trên chùa Thiên Mụ ngắm cảnh Sông Hương rất đẹp . Ở Huế còn có một ngôi chùa đặc biệt dành cho những Thái Giám , những người này phục vụ cho Hoàng Cung khi chết được đem về đây chôn . Ở Huế bờ bắc còn giũ được nhiều nét cổ kính nhưng bờ nam thì mang dáng dấp hiện đại nhiều hơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cháu cũng chỉ mới đến Huế có một lần mà lại vào ngay dịp bão nên cũng chỉ đi đc một vài chổ thôi, chưa biết nhiều gì về Huế lắm. Muốn đc một dịp phải tìm hiểu tất tần tật về Huế cho hả dạ....

      Xóa
  5. Bu tui con rể Huế, đã từng ở Huế 13 năm...Hôm nay lại được trở về thăm Huế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy là Huế nằm trong lòng bàn tay của bác Bu rồi còn gì :)

      Xóa

BỐ SUSU CÁM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM VÀ ĐĂNG NHẬN XÉT TRONG BLOG.

LÊN ĐẦU TRANG